Lão hóa quần áo

Từ closai
(Đổi hướng từ Lão hóa (quần áo))
Sunlight.Fade.Color.Clothes.jpg

Quá trình biến đổi đặc tính vật lý của quần áo trong quá trình sử dụng gọi là lão hóa quần áo, kết thúc ở việc quần áo hỏng không thể sử dụng được nữa. Việc lão hóa quần áo thường được định lượng qua các thí nghiệm thông qua đo sức bền vật liệu Wikipedia:Tensile_Strength, đo sự Phai màu Wikipedia:Colour_fastness, và đo việc quần áo bị rụng các sợi li ti Wikipedia:Microplastics ra ngoài. Chưa có nghiên cứu tổng hợp nào định lượng rõ mức độ lão hóa do từng nguyên nhân cụ thể, nhưng về lý thuyết, quần áo có thể lão hóa do các nguyên nhân nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ, vi sinh vật, phản ứng hóa học, ma sát. Khi kết nối các nghiên cứu khoa học khác nhau, một bức tranh tổng thể dần hình thành:

  • Tia phá hủy vải[1]: Khi bị mặt trời chiếu trực tiếp hay gián tiếp, chỉ có thành phần tia cực tím làm lão hóa, còn các thành phần bức xạ khác không gây lão hóa
  • Nhiệt độ phá hủy vải: Nếu chỉ sấy nhiệt 60 độ C liên tục 72 giờ thì không thể quan sát thấy sự thay đổi của vải. Nhưng nếu giữ nhiệt liên tục 216 giờ thì mới có quan sát được thay đổi nhỏ[2]. Có thể hiểu là nhiệt độ quá cao mới khiến quần áo lão hóa, nhiệt độ 60 độ C trở xuống là rất an toàn với vải. Tuy nhiên
  • Ma sát phá hủy vải[3]: Vải lão hóa chủ yếu do ma sát. Ma sát xảy ra ở hầu hết vòng đời tồn tại của quần áo, bao gồm mặc, giặt, sấy. Để định lượng mức độ phá hủy vải của ma sát, các nghiên cứu thường đo mức độ giảm sức bền vật liệu Wikipedia:Tensile_strength hoặc đếm số vi nhựa độc hại thoát ra khỏi vải.

Vòng đời của quần áo sau khi bán cho người tiêu dùng thì gồm mặc, giặt, sấy, lưu trữ, sau 1 số vòng lặp lại thì quần áo bị vứt bỏ. Nhiều người tưởng tượng rằng mặc quần áo là nguyên nhân chính gây ra lão hóa quần áo, tuy nhiên nghiên cứu cụ thể lại cho thấy không phải như vậy, việc mặc quần áo và việc giặt quần áo khiến lão hóa quần áo ngang nhau[4]. Nhưng trên cả mặc và giặt, làm khô quần áo mới là tiến trình gây lão hóa quần áo nhiều nhất, vượt xa tất cả các thứ khác. Làm khô dù là phơi khô quần áo hay sấy khô quần áo đều hại, nhưng hại nhất là phương pháp sấy khô phổ biến nhất hiện nay, là dùng máy sấy nhào. Closai tổng hợp nhiều nghiên cứu, và ước lượng máy sấy nhào hại quần áo gấp 4 lần máy giặt hại quần áo.

Tùy từng loại vải, thời gian mặc khác nhau trước mỗi lần giặt/sấy mà việc lão hóa quần áo sẽ phân bổ khác nhau trên từng công đoạn, nhưng ước tính dễ hình dung thì tỷ lệ phân bổ lão hóa như sau

Mức lão hóa quần áo của việc làm khô so với việc mặc
Phương pháp làm khô  Mức lão hóa
Sấy nhào 400%
Phơi ngoài trời 400%
Phơi trong phòng 20%
Công nghệ closai sấy nhanh 20%
Công nghệ closai khô lạnh 0%
Công nghệ closai ấm đều 0%

Công nghệ closai được cải tiến để không làm lão hóa quần áo và quần áo chỉ còn lão hóa do mặc và do giặt. Như vậy quần áo không chỉ bền hơn, mà còn luôn đẹp và mới hơn trong từng lần sử dụng. Nếu so với sấy nhào thì tuổi thọ quần áo sẽ tăng gấp 3 = (100% mặc + 100% giặt + 400% sấy) / (100% mặc + 100% giặt). Nếu so với phơi thì tủ closai sẽ gia tăng được 100% giá trị quần áo.

Trích dẫn

  1. Phơi ngoài trời hại quần áo
  2. Except for the sample exposed 72 h at 60⁰C, all samples are darker than the initial one Effects of artificial ageing on textiles' properties
  3. Máy sấy nhào hại quần áo
  4. emission of fibres while wearing clothes is likely of a similar order of magnitude as that from washing them Tạp chí phổ thông Independent trích dẫn nghiên cứu khoa học Microfiber Release to Water, Via Laundering, and to Air, via Everyday Use: A Comparison between Polyester Clothing with Differing Textile Parameters