Phơi ngoài trời hại quần áo

Từ closai
(Đổi hướng từ Phơi ngoài trời cho khô)
phần bị mặt trời chiếu của áo bị lão hóa mạnh

Cho đến nay, việc phơi quần áo ngoài trời cho khô được coi là phương pháp an toàn để giảm lão hóa quần áo. Tuy nhiên phơi ngoài trời vẫn có hại cho quần áo vì khiến quần áo hứng chịu tia mặt trời. Việc phơi ngoài trời phá hủy quần áo được minh họa trực quan bởi chiếc áo sau khi phơi nhiều ngày dưới tia mặt trời, phần có mặt trời chiếu vào bị tàn phá mạnh so với phần không bị chiếu.

Tia mặt trời hại quần áo

Hoàn toàn cùng điều kiện trong nhà, phần bị mặt trời chiếu vào bị lão hóa rõ rệt

Bức xạ chiếu vào vật liệu có thể phá hủy vật liệu, đó là hiện tượng Wikipedia:Photodegradation. Bức xạ từ mặt trời gồm 3 thành phần chính: tia hồng ngoại, tia sáng nhìn thấy được (khả kiến), và tia cực tím. Vì các bức xạ này có đặc tính như tia Wikipedia:Ray_(optics) và khái niệm tia quen thuộc với người đọc hơn thuật ngữ bức xạ, và thuật ngữ ánh sáng có thể gây hiểu nhầm là ánh sáng nhìn thấy được chứ không gồm tia cực tím, nên thuật ngữ "tia" sẽ được ưu tiên dùng khi nói đến bức xạ từ mặt trời.

Các nghiên cứu định lượng mức độ lão hóa vải thường so sánh theo 1 trong 3 chỉ số là mức độ co ngót vải Wikipedia:Dimensional_stability_(fabric), đếm số vi nhựa Wikipedia:Microplastics bị phá ra khỏi vật liệu, hoặc mức độ giảm sức bền vật liệu Wikipedia:Strength_of_materials.

  • Vải không giảm độ bền vật liệu sau suốt 80 năm điều kiện ánh sáng đèn trong nhà [1]. Điều này làm sáng tỏ rằng chỉ thành phần UV mới gây hại cho vải, còn ánh sáng đèn hoàn toàn vô hại.
  • Nghiên cứu chuyên về vải bông cho thấy các loại vải bị giảm từ 8% đến 58% độ bền sau khi phơi 375 tiếng đồng hồ ngoài trời[2]
  • Nghiên cứu chuyên về vải dù, là loại vải rất dày và bền và đã được xử lý chống tia cực tím[3] thí nghiệm phơi nắng trực tiếp 150 tiếng chia đều trong 25 ngày. Kết quả cho thấy sức bền vật liệu giảm khoảng 1/3, và loại vải nhiều nhất giảm 1/2.
  • Nghiên cứu năm 1953 cho thấy máy sấy hại cho độ bền vật liệu của vải hơn so với phơi ngoài trời trong 1 số loại vải, nhưng lại ngược lại trong 1 số loại vải khác. [4]. Việc phơi ngoài trời trong nghiên cứu này được thực hiện dưới bóng cây, nhưng có 1 số khung giờ mặt trời chiếu xiên thì sẽ chiếu thẳng vào quần áo.
  • Nghiên cứu của bộ nông nghiệp Mỹ năm 1958 cho thấy phơi ngoài trời hại vải hơn máy sấy nhào trong hầu hết mọi trường hợp. Phơi ngoài trời ở đây bao gồm cả phơi dưới trời nắng và phơi dưới bóng râm (protected from the sun), chỉ có phơi trong phòng hoặc dùng tủ sấy là vải lão hóa ít nhất[5]
  • Bài báo năm 2016 cho thấy máy sấy nhào làm co vải gấp đôi phơi khô[6] tuy nhiên không tìm được dữ liệu gốc của nghiên cứu liên quan.

Ước lượng tác hại tới quần áo

Closai ước lượng phơi ngoài trời gây lão hóa quần áo nhiều hơn so với máy sấy nhào hại quần áo, nhưng để đơn giản hóa thì coi là hại bằng nhau. Nếu phơi trong nhà không có mặt trời chiếu tia phá hủy vải thì không gây lão hóa quần áo.

Trích dẫn

  1. How fast do polyester fabrics age in the museum environment
  2. The loss in strength was not at the same rate or to the same extent in all fabrics. The average loss in the breaking strength of the fabrics after 375 hours of exposure ranged from approximately 8 to 47 per cent in the warp and from 18 to 58 per cent in the filling. - theo The Effect of Sunlight and Other Factors On the Strength and Color of Cotton Fabrics của Đại học Texas phát hành 1933
  3. Sunlight exposure: The effects on the performance of paragliding fabric
  4. sheets, broadcloth shirts, pillowcases, rayon and nylon slips, linen towels, and cotton dress goods lost less tensile strength when dried in the dryer, while items with considerable nap, such as terry cloth towels and diapers lost slightly more than when dried on the line. Theo nghiên cứu của đại học bang Ohio Automatic dryer versus out-of-door drying of clothes
  5. Drying outdoors brought about the greatest loss or was in the group causing the greatest loss in strength in 12 fabrics... Tumbler drying caused more shrinkage than any other method. Automatic Clothes Dryers: Their Performance and Effect on Certain Fabric
  6. tumble-drying shrinks twice as much as air-drying How Dryers Destroy Clothes: We Delve Into the Research