Sấy nhào hại quần áo

Từ closai

Trong các công nghệ làm khô quần áo, máy sấy nhào là công nghệ phổ biến nhất, 2/3 gia đình ở Châu Âu có máy sấy nhào. Định lượng mức độ máy sấy nhào hại quần áo là chủ đề được nghiên cứu khá nhiều. Về mặt trực quan, mọi người đều quan sát được máy sấy nhào tạo ra nhiều xơ vải Wikipedia:Lint_(material), xơ vải đó chủ yếu do ma sát của vải vào nhau và vải ma sát với thành của máy sấy. Ưu điểm chính của máy sấy là nhanh và không phụ thuộc vào thời tiết còn nhược điểm là lão hóa quần áo.

Thuật ngữ máy sấy nhào

Cho đến thời điểm 1/2023, tìm kiếm "máy sấy nhào" trên google chỉ ra 9 kết quả, cho thấy trong tiếng Việt chưa hình thành từ tương đương với "tumble dryer" trong tiếng Anh. Máy sấy nhào có nguyên lý hoạt động cơ bản là 1 lồng xoay tròn để nhào trộn quần áo liên tục. Việc nhào trộn này có tác dụng để mỗi thời điểm, mỗi phần khác nhau của mẻ quần áo sẽ hứng trực tiếp luồng khí nóng. Nhào (tumble) liên tục là nguyên lý quan trọng nhất khiến quần áo khô đều, vì thế thuật ngữ "tumble dryer" được dùng để phân biệt với các công nghệ làm khô quần áo.

So sánh tác hại của máy sấy nhào so với máy giặt

  • Nghiên cứu 2022 cho thấy máy sấy nhào có thể gây hại gấp tới 40 lần so với máy giặt[1] tính theo lượng vi nhựa bị máy sấy phá ra khỏi sợi vải.
  • Nghiên cứu năm 2016 cho thấy sấy nhào hại gấp 3,5 lần giặt[2] tính theo lượng vi nhựa bị máy sấy phá ra khỏi sợi vải.

Tạm ước lượng máy sấy nhào hại quần áo gấp 4 lần so với máy giặt hại quần áo.

So sánh tác hại của máy sấy nhào so với phơi quần áo

Phân tích ở bài Phơi ngoài trời hại quần áo cho thấy phơi trong nhà không có tia mặt trời thì bảo vệ tốt nhất cho quần áo, còn phơi dưới bóng râm vẫn hại quần áo hơn sấy nhào 1 chút. Tuy nhiên với 1 số loại vật liệu nhất định thì máy sấy nhào cào xơ vải ra gấp hàng chục lần so với phơi dưới bóng râm. Có lẽ đây chính là các loại quần áo được nhà sản xuất gắn nhãn "Do not tumble dry".

Tạm ước lượng là phơi dưới bóng râm hại ngang máy sấy nhào hại quần áo

Ước lượng tác hại của giai đoạn làm khô quần áo tới môi trường

Theo kiến thức khoa học được công nhận rộng rãi, 35% vi nhựa độc hại trên thế giới tạo ra khi giặt sấy quần áo và vi nhựa gây ra thiệt hại kinh tế 500-2500 tỷ USD mỗi năm[3] do giảm năng suất của biển. Theo thống kê, mỗi năm thế giới bán ra 170 triệu cái máy sấy quần áo[4]. Máy sấy thì thải ra lượng vi nhựa gấp 4 lần máy giặt, tức là máy sấy chiếm 80% lượng vi nhựa của quy trình giặt-sấy (laundry). Vậy mỗi chiếc máy sấy gây thiệt hại cho kinh tế biển khoảng từ 823 USD đến 4118 USD[5].

Bản chất hại quần áo

Heat pump dryer diagram.jpg

Công nghệ sấy nhào hiện nay cần nhào trộn quần áo để không khí nóng chui đều vào mọi ngóc ngách, đồng thời không khí ẩm có cơ hội khuếch tán ra khỏi quần áo. Nếu không có chuyển động, 2 miếng vải ướt luôn chạm vào nhau cố định sẽ cần rất rất nhiều thời gian mới có thể khô. Tuy nhiên quần áo bị cọ rất mạnh vào thành kim loại vô cùng có hại. Tất cả các công nghệ sấy quần áo trước 2023 cũng đều tập trung nhiệt vào 1 luồng khí rất nóng, luồng khí đó cũng hủy hoại vải, khiến vải lão hóa nhanh hơn. Việc làm cho luồng khí rộng đều trên tất cả bề mặt là một thách thức khó về mặt công nghệ.

Trích dẫn

  1. Tumble dryers produce up to 40 times more harmful microfibres than washing machines - báo dailymail.co.uk tóm tắt nghiên cứu khoa học Microfibers Released into the Air from a Household Tumble Dryer
  2. Release of fibers during tumble drying was approx. 3.5 times higher than during washing Emissions of microplastic fibers from microfiber fleece during domestic washing
  3. This 1–5% decline in marine ecosystem service delivery equates to an annual loss of $500–$2500 billion in the value of benefits derived from marine ecosystem services báo đại chúng The Guardian đăng tin dựa trên các nghiên cứu khoa học như Global ecological, social and economic impacts of marine plastic hoặc First in Science: The Economic Impacts of Plastic Pollution
  4. The global washing machine and dryers unit shipments are forecast to grow to almost 170 million units by 2025 Washing machines and dryers unit sales worldwide from 2015 to 2027
  5. 2 500 000 000 000 / 170 000 000 * 35% * 80% = 4117,65 USD