Vi nhựa độc hại

Từ closai
Microplastics sources.jpg

Hàng chục năm nay, thế giới vận động gắt gao chống lại rác thải nhựa. Thông điệp chính chống lại rác thải nhựa là chúng cần hàng trăm năm mới phân hủy được. Chỉ đến 2004, nghiên cứu khoa học đầu tiên mới đặt ra khái niệm vi nhựa[1] và thế giới mới bắt đầu nghiên cứu những hạt nhựa vô hình trước mắt thường này.

Vi nhựa nhiều trong môi trường đến đâu

Giới khoa học dùng rộng rãi ước lượng 35% vi nhựa trên thế giới bị tạo ra do giặt sấy quần áo[2], tất cả nghiên cứu đến nay đều cho thấy giặt sấy quần áo là nguồn ô nhiễm vi nhựa lớn nhất[3]. Cũng có những nghiên cứu khác cho rằng quần áo có thể còn chiến tỷ trọng lớn hơn trong ô nhiễm nhựa, ví dụ khi lấy mẫu nước biển ở San Francisco, người ta thấy vi nhựa từ sợi tổng hợp từ quần áo hóa chiếm 53% ô nhiễm nhựa[4].

Vi nhựa hại sức khỏe

Vi nhựa chui vào cơ thể người qua đường thở và đường ăn uống. Vi nhựa từ quần áo thường có dạng sợi siêu nhỏ, thuộc dạng nguy hiểm nhất trong các loại hạt siêu nhỏ[5]. Vi nhựa vào cơ thể qua đường phổi [6] và ăn uống, sau đó đi qua máu[7] tới khắp nơi trên cơ thể. Vi nhựa tích tụ ở gan, thận, ruột[8], khiến các tế bào suy giảm khả năng sống của tế bào[9]. Vi nhựa là chủ đề khá mới, nên chưa có phương án đo lường mức độ thiệt hại vi nhựa gây ra cho cơ thể.

Vi nhựa hại môi trường

Plankton là các vi sinh vật sống dưới biển, chúng hấp thụ carbonic và tạo ra quá nửa lượng oxy cho trái đất, nhiều hơn tất cả cây cối trên mặt đất[10], plankton là nguồn thức ăn cho các động vật lớn hơn dưới biển, nếu plankton biến mất, toàn bộ hệ sinh thái biển cũng sẽ hoàn toàn sụp đổ[11], còn trên bờ, loài người cũng sẽ không còn đủ oxy để thở.

Plankton đang bị chết với tốc độ đáng báo động, nghiên cứu cho thấy số plankton đã giảm 40% kể từ khi bắt đầu theo dõi vào 1950[12] và đang tiếp tục giảm khoảng 1% mỗi năm.

Khi soi plankton dưới kính hiển vi, các nhà khoa học sốc vì tình trạng nổi bật là plankton nuốt phải các sợi nhựa siêu nhỏ[13]. Các sợi vi nhựa này giống các sợi nhựa rụng ra khi máy sấy nhào hại quần áo.

Các nhà khoa học cho rằng khi chuỗi thức ăn của các sinh vật biển bị vi nhựa tấn công, tổng năng suất thu hoạch từ hải sản sẽ giảm nghiêm trọng. Ước tính thế giới suy giảm 1%-5% năng suất của biển, tương đương 500-2500 tỷ USD mỗi năm do giảm năng suất nông nghiệp do ô nhiễm nhựa[14].

Trích dẫn

  1. Plastic Debris in the Marine Environment: History and Future Challenges
  2. laundry effluent accounted for 35% of all microplastic contamination in the oceans Plastic microfibre pollution: how important is clothes’ laundering?
  3. the International Union for the Conservation of Nature ranked releases from the laundry of synthetic textiles first, contributing 35% of the world ocean's microplastic burden (Boucher & Friot, 2017) A Global Perspective on Microplastics
  4. Understanding Microplastic Levels, Pathways, and Transport in the San Francisco Bay Region
  5. microfibers may also be among the most dangerous form of microplastic The Microplastics Crisis
  6. Microplastics from textiles may damage lung cells
  7. Microplastics found in human blood for first time
  8. ingested and inhaled microplastics can potentially be trapped and accumulate in different tissues and organs, such as lungs or placenta -- Should we worry about the accumulation of microplastics in human organs?
  9. exposure to extracts decreased cell viability and increased oxidative stress in cell cultures Micro-sized polyethylene particles affect cell viability
  10. phytoplankton are responsible for as much as 85% of the oxygen in the atmosphere
  11. [1]
  12. Phytoplankton Population Drops 40 Percent Since 1950
  13. plankton consume tiny toxic microfibres that could devastate the ecosytem
  14. This 1–5% decline in marine ecosystem service delivery equates to an annual loss of $500–$2500 billion in the value of benefits derived from marine ecosystem services báo đại chúng The Guardian đăng tin dựa trên các nghiên cứu khoa học như Global ecological, social and economic impacts of marine plastic hoặc First in Science: The Economic Impacts of Plastic Pollution